Tết Đoan Ngọ – Hương Vị Truyền Thống

Tay nắm cửa tủ khóa cửa bản lề cửa tủ FHOMENAMKHANG

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, là một lễ hội truyền thống của một số quốc gia, vùng lãnh thổ Đông Á, gồm: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để gia đình sum họp bên nhau mà còn là thời điểm quan trọng trong nông nghiệp, đánh dấu bước khởi đầu cho việc bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, chuẩn bị cho mùa vụ mới.

tay nam tu cao cap fhomenamkhang3

Nguồn gốc và ý nghĩa

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Tết Đoạn Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, theo truyền thuyết vào ngày này, nhà thơ Khuất Nguyên do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống song Mịch La tự vẫn.

tay nam tu fhomenamkhang

Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Theo dân gian Việt Nam, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân đang ăn mừng thì sâu bọ kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết làm cách gì để giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh tro, trái cây và cùng nhau ra đường vận động thể dục. Họ làm theo lời ông thì chỉ trong chốt lát, đàn sâu bọ hung hang đã bị trừ diệt.

tay nam tu cao cap fhomenamkhang1

Trước khi rời đi, ông hướng dẫn thêm, hàng năm vào ngày này, sâu bọ rất hung hang. Vì vậy, mỗi năm vào đúng mùng 5/5, mọi người cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng. Từ đó, dân chúng đặt cho ngày này là Tết giết sâu bọ, nhiều người gọi là Tết Đoan Ngọ.

Tập quán

tay nam tu cao cap fhomenamkhang2

Việc tổ chức Tết Đoan Ngọ trở thành một truyền thống với nhiều nghi lễ như dựng hương án, cúng trái cây, bánh tro, rượu nếp để cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Ở nhiều địa phương, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen…để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

Kết luận

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp tôn vinh truyền thống, văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và cầu mong một mùa màng bội thu.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ.

Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm phụ kiện nội ngoại thất, vui lòng liên hệ F-Home Nam Khang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Hotline: 0901.196.992 / 0901.186.997 / 0901.196.224 / 0901.196.551 / 0901.196.552 / 0901.186.992

Webiste: www.fhomenamkhang.comhttps://khoacuanamkhang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *